Khác · Sách dịch

[Sách dịch] Confessions of a sociopath (M.E.Thomas)- Chương 5 phần 1


Chương 5: TÔI LÀ ĐỨA TRẺ CỦA CHÚA (p1)
(M.E.Thomas)
Tôi lớn lên trong Giáo hội các thánh hữu Ngày sau của chúa Jesus Christ (Church of Jesus Christ of Latter-Day Saints) . Tôi đến nhà thờ từ khi còn rất nhỏ cùng với gia đình, và vẫn tiếp tục là một con chiên theo Đạo Mặc Môn . Vài người sẽ cảm thấy rằng chuyện này thật đạo đức giả và có lẽ cho rằng cộng đồng tôn giáo sẽ xa lánh tôi nếu chuyện tôi là một sociopath bị phơi bày. Họ không thấu tỏ được làm sao tôi có thể hài hòa được với đức tin của mình khi bản chất của tôi là như vậy (là một sociopath). Nhưng những người đó đã hiểu sai bản chất thiết yếu của đức tin Đạo Mặc Môn, thứ cho rằng tất cả chúng ta đều là con trai và con gái của Chúa kính yêu – người chỉ muốn cho chúng ta một cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc mãi mãi. Những con chiên đạo Mặc Môn tin rằng bất cứ ai cũng có thể trở nên giống với thần thánh, trở thành kẻ sáng thế . ( Điều này khiến cho những nhà thờ của Giáo hội các thánh hữu ngày sau trở thành niềm mơ ước của một sociopath; đức tin đó cực kỳ phù hợp với nhận thức hoang tưởng của bản thân tôi về một định mệnh thiêng liêng). Tôi tin rằng “tất cả mọi người” đó cũng bao gồm tôi. Và vì tất cả mọi người đều có khả năng cứu rỗi, tôi chỉ có thể kết luận rằng hành động của bản thân mới là điều đáng quan tâm đến- chứ không phải vì sự thiếu hụt trong cảm xúc, không phải do những suy nghĩ tàn nhẫn trong đầu, và cũng không phải từ những động cơ bất chính của tôi. Sự tuân thủ đối với những quy tắc của Giáo hội, mặc dù chúng thường xuyên xung đột với bản chất của tôi, là minh chứng cho việc những điều răn trong sách phúc âm là dành cho tất cả mọi người – mọi quốc gia, mọi bà con thân thích, ngôn ngữ, và dân tộc. Tôi thích thú trước ý tưởng rằng có một kẻ sáng thế cho vạn vật, bao gồm cả những sociopath. Tôi thích việc có thứ gì đó kiềm hãm hành vi của mình, một lý do để trở thành một sociopath tốt bụng. Và tôi cũng yêu thích phần thưởng dành cho việc cư xử tốt đẹp – cảm giác hoan hỉ và thoát trần nằm trong những lời cầu nguyện,những bài hát, và lòng sùng kính tôn giáo.
Nhà thờ là một nơi vô cùng thích hợp với tôi, vì những quy tắc và tiêu chuẩn của nó cực kỳ rõ ràng. Suốt thời thơ ấu của mình, đã rất nhiều lần tôi có thể bù đắp cho sự bất lực trong việc thấu cảm các chuẩn mực xã hội bằng cách nghe theo những hướng dẫn và kỳ vọng từ Giáo hội – từ những bài học chi tiết về sự khiết tịnh cho đến những cuốn sách nhỏ với những quy tắc được đánh đầu dòng về việc phải mặc những gì, làm thế nào trong một cuộc gặp gỡ, và với ai, nên và không nên nghe theo cái gì, và cần phải cúng cho Nhà thờ bao nhiêu tiền. Tôi thích cái cách mà những điều đó đều được viết ra giấy. Tôi không ngụ ý rằng Giáo Hội Mặc Môn đều cho qua dù tôi làm bất cứ thứ gì miễn là tôi không uống Coca, kiêng khem , và đóng góp cho nhà thờ. Tôi chắc chắn rằng Giáo hội cho rằng những điều đó chỉ đơn thuần là chỉ dẫn chứ không phải những quy tắc an toàn, nhưng cũng nhờ chúng được liệt kê rõ ràng tôi mới có thể hòa nhập được với những người khác.
Dạo gần đây tôi xem TV, một trong những bộ drama ly kỳ trong đó cốt truyện chính xuyên suốt cả season liên quan đến vệc họ cố gắng tìm ra ai là kẻ đã giết nhân vật chính. Sau rất nhiều những tập phim đầy mưu mô và thủ đoạn, một trong những nhân vật trong phim đã nhận xét trong bực tức :”Tôi đau đầu khi phải cố gắng tìm ra ai thực sự là quỷ dữ và ai chỉ đang hư hỏng.” Liệu có tồn tại một sự phân biệt chính xác giữa hư hỏng và xấu xa? Ai đáng được khoan dung, và ai thì đã không thể cứu rỗi được nữa?
Tôi chưa bao giờ từng cảm thấy mình xấu xa. Nhà thờ dạy tôi rằng tôi là Đứa con của Chúa. Tôi cũng đã đọc Kinh Cựu Ước. Có một câu truyện tại phần Kings khi Chúa khiến những con gấu mẹ phanh thây 42 đứa trẻ do đã xúc phạm đến nhà tiên tri Elisha. Tôi chẳng thấy vui vẻ gì khi nghĩ Chúa là cha của mình.
Và ai mà lại không có tật xấu nào chứ? Khi nhắc đến chuyện đó, phần lớn chúng ta nghĩ rằng về cơ bản chúng ta là người tốt. Trong cuốn sách Bản chất của Dối trá (The (Honest) truth about Dishonesty )của Dan Ariely , ông miêu tả những shop bán quà tặng ở Kennedy Center đã trở thành nạn nhân của việc tham ô tràn lan như thế nào, chủ yếu là do những tình nguyện viên lớn tuổi trông coi một ngăn kéo đựng tiền không được bảo vệ. Thú vị là, không có ai trộm cả một đống, nhưng có rất nhiều người chỉ thó một chút. Tất cả mọi người đều lừa lọc, và nếu bạn đứng trong vương quốc nơi tất cả mọi người đều cùng làm như vậy thì (rõ ràng là) bạn vẫn giữ được một hình tượng tốt về bản thân mình.
Trong những cuộc thảo luận của chúng tôi vè tôn giáo, người đồng nghiệp thực tập đã chẩn đoán tôi vào mùa hè năm đó tranh luận rằng định nghĩa về tội lỗi của Thiên Chúa Giáo là một trạng thái của một vật thể, không phải những hành động xác định. Chúng ta đều là những “kẻ mang tội”, và, cùng lúc đó, chúng ta đều được “cứu rỗi”. Cô ấy nghĩ cái ác , “nếu nó thực sự có một tí ý nghĩa, thì chỉ giống như là ‘’Hôm nay tôi làm sai cái này và hôm nay tôi làm đúng cái này’’ ”.Theo cô ấy, cái ác không nằm trong việc bạn có nốc caffeine hay lần đúng số tràng hạt hay không. Bản chất trong quan niệm về “tội lỗi” là khác nhau. (Ý của tác giả là mỗi người đều có một quan niệm về “tội ” khác nhau, vì thế nó không thể xác định rõ ràng được)
Có lẽ điều đó là đúng, và có lẽ đó là lý do tại sao trong thời buổi của những tôn giáo được “cải cách”, nơi người ta tập trung hơn vào việc được “cứu rỗi” hơn là “kẻ mang tội”, không ai trong số những tình nguyện viên lớn tuổi nhận định việc ăn cắp vặt của họ là minh chứng cho bản chất xấu xa vốn có của mình. Những lằn ranh nằm giữa việc là người tốt, là người đủ tốt , và là người xấu không mấy rõ ràng. Nếu Nữ thần công lý hiện đại bị mù, thì cái bệnh mù đó có vẻ như có chọn lọc khi nó sẵn sàng bỏ qua cho những tội lỗi “thường thường” nơi những con người thường thường nhúng tay vào và sẵn sàng buộc tội những lỗi lầm ”bất bình thường”mà những người như tôi hay dễ mắc phải nhất.
Tôi vẫn nhớ một trong những trải nghiệm sơ khai đầu tiên của tôi với công lý. Tôi luôn luôn yêu thích việc đọc. Tôi có thể dành cả ngày chỉ để đọc. Khi tôi còn trẻ, cha mẹ luôn luôn giao việc nhà cho chúng tôi để giữ chúng tôi tránh ra xa hỏi TV, nhưng nếu họ thấy tôi đang đọc sách, họ sẽ để yên cho tôi đọc. Một mùa hè – khi tôi chắc khoảng 7 hay 8 tuổi – tôi đi cùng ch ađến nơi làm việc, rồi sau đó đi bộ thêm một chút nữa để tới thư viện địa phương và dành cả ngày vùi giữa những kệ sách.
Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi bạn có thể mượn sách miễn phí. Nó có vẻ giống như một trò lừa đảo và tôi thì, không thể tránh được, bị thu hút bởi những cú lừa. Tôi làm quen với những thủ thư, và tôi cố gắng để thuyết phục họ rằng tôi là một con mọt sách, họ chắc chắn là nên nâng cái giới hạn 10 cuốn sách trong thẻ thư viện của tôi lên. Khi họ nói với tôi họ không thể, tôi trộm thẻ của cha mẹ và anh chị em để mượn trước cả tá sách, đương nhiên là mượn cho họ (gia đình). Tôi cực kỳ thỏa mãn với kế hoạch suôn sẻ của mình, tôi mất tập trung với việc đọc và chỉ chăm chăm lấy được càng nhiều sách hơn. Tôi không muốn trả chúng lại. Việc đó hoàn toàn đi ngược lại với quy tắc lợi ích.Thay vào đó tôi chất chúng trong phòng mình. Chúng là những chiến lợi phẩm từ mưu mô thắng lợi của tôi với những thủ thư không chút nghi ngờ, và bây giờ thì họ chẳng làm gì để ngăn tôi lại được cả.
Có lẽ một tháng sau đó, chúng tôi nhận được một số phong bì từ thư viện gửi cho tôi, anh chị em của tôi, và cha mẹ tôi. Mọi người đều quá hạn trả sách cho thư viện và tiền phạt nhanh chóng tăng lên. Không mất nhiều thời gian để cha mẹ nhận ra tôi là thủ phạm. Tôi đã không hiểu rằng thư viện thực sự có những quy tắc bắt buộc khiến mọi người tuân thủ các quy định của họ.
Cha mẹ tôi không tức giận. Tôi nghĩ rằng họ chỉ tưởng về nó như thể tôi đã ham thích đọc sách quá mức và cuối cùng thì không kham nổi. Họ đưa ra những lời đề nghị mơ hồ rằng tôi có thể làm việc nhà để kiếm tiền. Việc rửa bát 100 lần cho 50 cents không hấp dẫn tôi, và đó dường như không thực sự là những việc mà tôi nên làm vì những gì tôi cảm thấy về cơ bản là một sai sót trần trụi (theo cái cách mà tôi nghĩ rằng quy tắc của trò chơi tôi đã chơi là như thế này mà hóa ra nó lại như thế khác). Tôi chắc chắn điều này không phải là dấu chấm hết cho được kế hoạch của mình, vì vậy tôi đã thử một lần nữa.
“Cha không thể viết cho con một tờ séc được sao?”, Tôi hỏi cha tôi. Tôi đã nhìn thấy ông viết séc cho vài thứ trước đây. Tôi biết tiền là gì, và séc dường như là một cái gì đó thay thế cho tiền khi cần thiết – giống như một ân xá kỳ diệu để khỏi phải sử dụng tiền mặt. Cha tôi đã phải giải thích rằng nó vẫn là tiền, nhưng ngân hàng chỉ đơn giản là giữ nó thay cho cha. Tôi đã bị mắc kẹt. Bộ não bảy tuổi của tôi không thể nghĩ ra cách nào khác để xoay sở, ngoại trừ có thể yêu cầu một đồng đô la cho mỗi lần rửa bát. Đây là cách công lý hoạt động:có những quy tắc và hậu quả, và nếu bạn phá vỡ các quy tắc bạn phải chịu hậu quả.
Khi tôi nói câu truyện này là một trong những kinh nghiệm đầu tiên của tôi với công lý, tôi nên giải thích. Tôi đã từng bị phạt trước đó, nhưng luôn luôn có một yếu tố lên án về mặt đạo đức trong sự trừng phạt đó mà tôi không hiểu, vì vậy tôi chủ yếu chỉ là phớt lờ chúng như là một sự trả giá không mong muốn khi phải sống như một đứa con nít. Cha mẹ tôi không giận tôi. Không có sự lên án về đạo đức. Và việc trả tiền phạt dường như là một hệ quả hợp lý cho việc không trả lại sách cho thư viện đúng thời gian. Nếu tôi phải trả tiền phạt, tất cả mọi người cũng phải trả tiền phạt, điều đó có nghĩa là những cuốn sách mới sẽ đến tay nhanh hơn và tôi sẽ có cơ hội tốt hơn để có thể mượn được những cuốn sách nổi tiếng và đáng thèm muốn . Công lý loại này có ý nghĩa đối với tôi nhiều hơn là những phán xét về mặt đạo đức.
Tôi cũng thấy ổn với công lý vì tôi hiểu được mặt trái của nó: nếu bạn làm những điều tốt cụ thể nào đó, thì bạn cũng sẽ nhận được những phần thưởng cụ thể. Học thuyết Mặc Môn có một thánh kinh: “Có một luật lệ, một sắc lệnh không thể hủy bỏ tại thiên đường trước khi thế giới này được hình thành, mà dựa trên đó mọi sự cứu rỗi được xác lập- và khi chúng ta nhận được bất kỳ ân huệ nào từ Chúa, chúng ta được xác lập để tuân theo luật lệ đó. “ Những người hoài nghi có thể đặt câu hỏi về tính trung thực khách quan của lời răn này, nhưng khi cha mẹ và mọi người khác xung quanh bạn của bạn tin rằng đó là sự thật, thật dễ dàng để chơi thẻ bài công lý và đường đường chính chính nhận phần thưởng cho sự cống hiến của bản thân.
Ảnh hưởng của đức tin này đối với gia đình tôi không nên bị phóng đại. Phần lớn thời gian công lý tích cực trong gia đình tôi giữ vai trò giống như một cái máy bán kẹo cao su hoạt động liên tục. Nếu bạn bỏ tiền vào, bạn có một chiếc kẹo. Tôi sẽ chỉ tìm những công việc có hiệu suất phần thưởng-trên-việc cao nhất ( đến mức mà có vẻ như là một trò lừa đảo vậy ) và tập trung vào những công việc đó hết lần này đến lần khác, không trùn bước bởi sự nhàm chám. Không giống anh chị em mình, những người có thiên hướng tự nhiên thích làm những thứ này hơn thứ kia, tôi chỉ đến những nơi có tiền, với quyết tâm chi phí-lợi ích lạnh lùng.Ví dụ như, anh Jim ghét phải luyện tập Piano, mặc dù anh là người có thiên hướng âm nhạc nhất. Để khuyến khích anh ấy, mẹ tôi đề nghị trả chúng tôi 5 cent cho mỗi lần chúng tôi chơi trơn tru được một bản nhạc đang học. Tôi không hề có niềm yêu thích tự nhiên nào đối với âm nhạc, nhưng tôi có thể ngồi trước piano hàng giờ, những ngón tay của tôi máy móc gõ vào phím đàn trong khi tâm trí của tôi nghĩ đến việc mình sẽ dùng tiền như thế nào.
Người theo Đạo Mặc Môn khá là đông. Mỗi mùa xuân và thu chúng tôi sẽ tập trung lại quanh TV và xem một chương trình trực tiếp qua vệ tinh về Cuộc họp bán niên của Giáo Hội các Thánh hữu ngày sau của chúa Jesus Christ, với những diễn giả được lựa chọn từ những giới chức trong nhà thờ. Một trong những diễn giả yêu thích của tôi là (bây giờ đang điều hành Giáo Hội) Thomas Monson.Ông luôn luôn nói những câu truyện thú vị về những bà góa và trẻ mồ côi cùng lòng thương xót của Chúa. Thông điệp rất rõ ràng- Chúa yêu quý những bà góa và trẻ mồ côi, và người cũng yêu tôi y hệt như vậy.
Còn những kẻ mang tội thì sao? Trong thế giới Mặc Môn thì điều đó không có vấn đề gì lắm. Mỗi người ai cũng là một kẻ mang tội. Nói thật thì mọi người lúc nào cũng bàn tán về nó, với những lời bóng gió đến cái gọi là “bất cứ thử thách và cám dỗ nào trong cuộc đời của chúng ta.” Tôi nhớ mình đã liếc qua liếc lại trong nhà thờ khi nghe đến những lời ám chỉ đó, tưởng tượng một cuộc sống hai mặt đầy những công việc bẩn thỉu và bạo lực. Tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng tôi vượt ra khỏi tiêu chuẩn của tội lỗi. Tôi vẫn chưa.
Tất cả chúng ta thoát tội vì chúng ta đều không hoàn hảo; sự khoan dung tồn tại vì thế. Vấn đề xảy đến khi bạn cứ lặp đi lặp lại một lỗi lầm, tôi thì không như vậy. Một ai đó có thể nói rằng tôi luôn điều khiển ,”hủy hoại”, và dẫm đạp những người khác, tôi liên tục từ chối các ý tưởng cho rằng tôi phải làm phước cho người khác như cách những người khác làm phước cho tôi. Sự thực là tôi không có vấn đề gì với việc những người khác cố gắng chơi xấu tôi. Trong tâm trí của tôi, đó chỉ là công việc, không liên quan đến cá nhân. Chúng ta đều đấu tranh cho quyền lực. Tôi có khó chịu không khi tôi có một tiệm sandwich và một người khác mở một tiệm sandwich ngay phía bên kia đường? Tôi có thể sẽ ngứa ngáy, nhưng tôi sẽ không nhìn nhận nó với cảm xúc cá nhân. Trái tim tôi không tự nhiên ghét những người đó. Tôi có thể ước rằng họ sẽ thất bại, nhưng không phải vì tôi có ác ý với họ. Họ chỉ trùng hợp là những người chơi trong trò chơi của riêng tôi và thao túng kẻ khác là cách để tôi minh chứng cho giá trị của bản thân. Có lẽ, ai đó sẽ tranh luận rằng, bằng cách cố gắng theo túng con người tôi đang tước đi sức mạnh, phẩm giá và sự độc lập của họ. Tôi không nhìn nhận điều đó như một vấn đề đạo đức. Con người vẫn có thể lựa chọn : đầu hàng dưới sự kiểm soát của tôi hoặc đối mặt với bất kì hậu quả nào có thể xảy đến. Có lẽ Chúa cũng nghĩ như vậy. Có lẽ đó là lý do vì sao Người giết những đứa trẻ đó.
Trở ngại lớn nhất mà tôi phải đối mặt với Đức tin Mặc Môn của mình là ý tưởng về “nỗi đau thần thánh.” Kinh thánh phân biệt giữa nỗi đau thần thánh và nỗi đau thế tục. Khi còn là một đứa trẻ tôi được dạy rằng nỗi đau thế tục nghĩa là sự buồn khổ khi bị giam hãm, nỗi đau thần thánh nghĩa là sự hối hận khi ta lạc lối. Nỗi đau thần thánh sẽ thay đổi những hành vi trong tương lai của bạn:” sự buồn rầu theo ý Ðức Chúa Trời sanh ra sự ân cần trong anh em là nhường nào.” (2 Conrintios 7) . Nỗi đau thần thánh được coi là tiền đề của sự ăn năn, thứ mà đương nhiên sẽ dẫn đến sự khoan hồng của Chúa. Vấn đề của tôi là tôi không nghĩ mình từng cảm nhận được nỗi đau thần thánh. Khi tôi làm chuyện xấu, tôi có thể suy nghĩ về những hậu quả tinh thần và khả năng phải đối mặt với nghiệp chướng, tôi cũng lo lắng tương tự khi tôi đỗ xe sai chỗ và quan tâm đến việc có thể tôi sắp phải nhận vé phạt và bị kéo xe đi. Như thế đã đủ chưa, tôi tự hỏi?
Bằng rất nhiều cách, tôn giáo của tôi đã luôn là một công cụ hữu ích trong việc biện hộ cho sự lập dị của mình, một vỏ bọc tốt, theo đó những đặc điểm nhân cách bệnh lý của tôi có thể bị nhấn chìm. Tôi đã trở nên quen với việc ẩn mình trong đám đông. Tôi có thể nói những điều phi luân lý vì quan niệm về những điều tốt đẹp của tôi đã được (tôn giáo) giả định là như vậy. Tôi có thể hành động theo những cách chống đối xã hội, vì tôn giáo nuôi nấng tôi có thể được cho là một nguyên nhân khiến tôi lúng túng xung quanh những kẻ ngoại đạo. Trong số các tín đồ Mặc Môn, tôi đã lợi dụng sự ngây thơ của họ và sự khoan dung buộc phải có từ những-đứa-trẻ-của Chúa bằng nhiều cách đa dạng:
Chúng ta suy niệm về loài người, quá khứ, hiện tại và những điều chưa xảy đến, như những thực thể bất tử, đối với chúng ta sự cứu rỗi là nhiệm vụ để lao động; và cho công việc này , bao la như sự vĩnh hằng và sâu sắc như tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta cống hiến bản thân, bây giờ và mãi mãi.
—————————–End of chapter 5-p1————————–
*Note:
1. Giáo hội các thánh hữu Ngày sau của chúa Jesus Christ (Church of Jesus Christ of Latter-Day Saints): nghe tên thì buồn cười nhưng nó có thật và tên nó là như vậy, còn được biết với tên Giáo hội Mặc Môn, là một giáo hội Kitô giáo lớn và nổi tiếng nhất trong phong trào Thánh hữu ngày sau (một hình thức của phong trào Phục hồi Kitô giáo). Trụ sở chính của giáo hội đặt tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ.
2. Câu truyện Chúa giết 42 đứa trẻ:
2 Kings 2:23-24 NAB
Vì những đứa trẻ nhạo báng một nhà tiên tri là trọc đầu, Chúa đã cho 2 con gấu mẹ ra cắn xé chúng.
3. Những câu trích dẫn dựa vào bản dịch tiếng Việt trên mạng Internet
4. Bản chất của Dối trá (The (Honest) truth about Dishonesty)- Dan Ariely:
Đã xuất bản ở Việt Nam:https://tiki.vn/ban-chat-cua-doi-tra-p101750.html
Bản PDF cho những ai cần

Leave a comment