Khác · Sách dịch

[Sách dịch] Confessions of a sociopath (M.E.Thomas)- Chương 1 phần 2


Chapter 1: TÔI LÀ MỘT SOCIOPATH, VÀ BẠN CŨNG VẬY (p2)
(M.E.THOMAS)
high-functioning-sociopath
Bạn có giỏi trong việc đột ngột đưa ra quyết định, đôi khi khiến người thân và bạn bè của mình cảm thấy kinh ngạc? Sociopaths được biết đến như những kẻ bốc đồng. Tôi cảm thấy bồn chồn, tôi thấy khó mà có thể tập trung vào một dự án trong một thời gian nhất định hoặc gắn bó với một công việc trong vài năm. Các Sociopaths có xu hướng tìm kiếm sự kích thích và dễ dàng trở nên chán nản, chính vì vậy mà chúng tôi thường đưa ra các quyết định chớp nhoáng. Cái hại của tính bốc đồng là chúng tôi thường chỉ mãi chú ý vào sự kích thích mà bỏ qua những cái khác, không cần biết lý do là gì. Mặc dù phần lớn mọi người bốc đồng rồi nổi xung lên, nhưng tôi thì lại trở nên lạnh lùng.
Tôi chưa bao giờ giết ai, nhưng chắc chắn là tôi muốn, và tôi dám chắc rằng phần lớn mọi người đều đã từng. Tôi hiếm khi thấy muốn giết một ai đó thân thiết với mình, thường xuyên là những người tôi  thoáng tiếp xúc mới khiến tôi có cảm giác muốn giết người. Có lần khi tôi đến thăm Washington D.C cho một hội nghị về luật, một công nhân tàu điện ngầm cố gắng làm tôi xấu mặt khi tôi sử dụng một thang cuốn đã đóng cửa. Anh ta hỏi bằng giọng đặc sệt: “Cô không thấy tấm biển màu vàng à?”
TÔI: Tấm biển màu vàng?
ANH TA: Tấm biển! Tôi mới đặt nó ở đây và cô phải đi vòng qua!
Im lặng. Khuôn mặt tôi cứng lại.
ANH TA: Đấy là xâm phạm! Cô không biết thế là sai à! Thang cuốn đã đóng rồi, cô phạm luật!
Tôi nhìn anh ta trong im lặng.
ANH TA:[ rõ ràng lúng túng vì thấy tôi không phản ứng] Được rồi, lần tới, đừng vi phạm, okay?
Không “okay” một chút nào. Mọi người thường nói, để giải thích cho hành vi của mình, rằng họ “chỉ sơ ý”. Tôi biết cảm giác đấy. Tôi đứng đó một lúc, để cơn giận tiến đến vùng não bộ đưa ra quyết định của mình, và tôi đột nhiên trở nên tràn đầy cảm giác bình tĩnh. Tôi chớp mắt và nghiến chặt hàm. Tôi bắt đầu đi theo anh ta. Adrenaline bắt đầu chảy. Miệng tôi đắng chát. Tôi cố gắng giữ tầm nhìn của mình tập trung, cảnh giác với tất cả những người xung quanh, cố đoán biết hướng di chuyển và hành vi của đám đông. Tôi không quen thuộc với thành phố này, mới dùng tàu điện ngầm, và sắp đến giờ cao điểm. Tôi hy vọng rằng anh ta sẽ đi vào một con hẻm vắng vẻ hoặc rẽ vào một cánh cửa không khóa , kín đáo nơi mà tôi có thể thấy anh ta đứng chờ một mình. Tôi cảm thấy rất chắc chắn về bản thân, tập trung vào chỉ một việc duy nhất mà tôi phải làm. Một hình ảnh nảy ra trong não của tôi khi tôi siết tay mình quanh cổ anh ta, tọng nắm đấm của mình vào sâu trong họng anh ta, sự sống của anh ta trượt dần ra khỏi cơ thể dưới cú siết không ngừng từ tôi.Cảm giác đó sẽ tuyệt vời như thế nào.
Nó có vẻ hơi ngớ ngẩn khi bây giờ nghĩ lại. Tôi nặng không hơn 130 pounds; anh ta có lẽ nặng đến 160. Tôi có một cánh tay chắc khỏe của một người nghệ sĩ, nhưng tôi tự hỏi chúng có đủ khỏe để tước đi hơi thở của anh ta trong những giây phút cuối đời hay không. Có đơn giản đến vậy để xóa đi một mạng sống hay không? Khi nói đến việc này, tôi còn chẳng thể dìm chết một con ốp-pốt nhỏ. Tôi đã chìm vào một cơn nóng giận tưởng tượng điên cuồng, nhưng cuối cùng thì cũng chẳng có vấn đề gì. Tôi để lạc anh ta trong đám đông, và thôi thúc giết người trong tôi rút đi nhanh y hệt như cách nó phát sinh.
Tôi đã tự hỏi từ lúc đó, việc gì sẽ xảy ra nếu tôi không mất dấu anh ta? Tôi chắc rằng tôi sẽ không đủ khả năng để có thể thật sự giết chết anh ta, nhưng tôi khá tự tin rằng tôi sẽ tấn công anh ta. Anh ta sẽ chống cự chứ? Tôi sẽ bị thương? Cảnh sát có vào cuộc không? Tôi sẽ nói hoặc làm gì để thoát tội? Tôi thường xuyên suy nghĩ như vậy về việc đó và cả một tá các trường hợp tương tự. Tôi nhận ra rằng một ngày nào đó tôi có thể làm một việc kinh khủng. Tôi nên phản ứng như thế nào trong trường hợp đó. Tôi có nên dựng lên một vở kịch ăn năn hợp lý? Hoặc tôi sẽ bị phát hiện là một kẻ lừa đảo?
Từ quan sát của mình, tôi nhận thấy nhu cầu cho sự kích thích của các sociopath được thể hiện theo một cách rất cá nhân. Tôi không ngạc nhiên rằng một vài sociopaths sẽ thỏa mãn nhu cầu này bằng việc phạm tội hoặc các hành vi bạo lực, đặc biệt là trong các trường hợp mà họ có cơ hội để thường xuyên thể hiện bản thân. Nó cũng chính đáng một cách hoàn hảo khi những người khác thỏa mãn nhu cầu được kích thích của họ qua những con đường hợp pháp khác, theo đuổi một nghề nghiệp như lính cứu hỏa hoặc gián điệp hoặc làm ông chủ phòng họp tại một tập đoàn Mỹ. Tôi nghĩ rằng các sociopaths lớn lên nghèo khổ giữa những tay buôn thuốc có xu hướng trở thành những kẻ buôn thuốc mang nhân cách bệnh lý (sociopathic); những sociopaths lớn lên trong tầng lớp trung và thượng lưu sẽ có xu hướng trở thành những bác sĩ phẫu thuật và nhà điều hành mang nhân cách bệnh lý.
Bạn đã từng thành công trong việc nhanh chóng leo lên chiếc thang quyền lực trong một số lĩnh vực cạnh tranh cao như kinh doanh, tài chính hay luật? Nếu sự quyến rũ, kiêu ngạo, xảo quyệt, nhẫn tâm và siêu lý trí được coi là những đặc điểm của người mang nhân cách bệnh lý, thì có lẽ không có gì ngạc nhiên khi nhiều sociopaths trở thành những hình mẫu doanh nhân thành đạt. Sự thật là, một phóng viên của CNN đã phát biểu như sau: “Khi ta tập trung  vào những đặc điểm của nhân cách bệnh lý, nếu ta nhìn nhận theo một cách khác, chúng chỉ hiện lên đơn giản như chính trị công sở hay năng lực kinh doanh”. Tiến sĩ Robert Hare, một trong những nhà nghiên cứu tiên tiến nhất về nhân cách bệnh lý, tin rằng cơ hội để một sociopath có thể đứng đầu nấc thang quyền lực trong công ty, hơn là chết dí trong phòng để đồ, cao hơn gấp 4 lần, nhờ vào sự trùng hợp đến không bình thường giữa nhân cách của các sociopaths và các đòi hỏi của những công việc chức trọng quyền cao.
Al Dunlap, cựu CEO của Sunbeam and Scott Paper, đã từng là một nghệ sĩ trong việc đầu cơ và cắt giảm biên chế cho đến khi ông ta bị điều tra vì gian lận kế toán bởi SEC. Trong cuốn sách The Psychopath Test của Jon Ronson, Dunlap thừa nhận rằng mình có rất nhiều đặc điểm của một psychopath, nhưng ông ta xác định những đặc điểm đó là cực kỳ cần thiết ở một lãnh đạo kinh doanh. Ví dụ, trong thâm tâm ông ta, “thao túng ” có thể được dịch nghĩa ra là khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt người khác. Sự tự tin thái quá là cần thiết để sống sót qua những thăng trầm mạnh mẽ trong kinh doanh:”Bạn sẽ thích bản thân mình nếu bạn thành công”. Chưa đề cập đến việc, do thiếu khả năng đồng cảm, sociopaths hoàn hảo cho đủ loại công việc xấu xa mà không ai muốn dính vào, ví dụ như sa thải hay cắt giảm biên chế. Sự thật là, sự vô tình trong các quyết định về nhân sự là cách mà Dunlap gây được tên tuổi của mình – “Chainsaw Al” (Al Cưa máy)
Dễ dàng bị mất tập trung? Đó chỉ là sự nhận thức tình huống . Luôn luôn có nhu cầu được kích thích và yêu các trò chơi? Những đặc điểm trên thúc đẩy  việc chấp nhận rủi ro, điều mà trong kinh doanh thường tương đương với những phần thưởng. Nếu bạn kết hợp một khuynh hướng thích thao túng, sự không thành thật, vô tình, kiêu ngạo, khó kiểm soát cơn bốc đồng, và những đặc điểm khác của nhân cách bệnh lý, bạn có thể đưa ra hoặc một cá nhân nguy hiểm về mặt xã hội hoặc một doanh nhân có cái đầu lớn. Robert Hare nói rằng mánh khóe hữu hiệu nhất để phát hiện một
“sociopath thành công” là qua “tinh thần của kẻ săn mồi”, cũng giống như những gì lĩnh vực kinh doanh yêu cầu. Như thể là khi chúng tôi không sụp đổ và cháy rụi, chúng tôi có khả năng đạt được thành công với tốc độ chóng mặt.
Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ai đó trong số bạn nhận ra mình trong những miêu tả trên. Xét về mặt số liệu thì rất có thể một vài người đang đọc cuốn sách này là sociopaths và chưa bao giờ từng nhận ra điều đó. Nếu đó là bạn, chào mừng trở về nhà.
—————————————-
Là một sociopath không định nghĩa con người tôi. Tôi bình thường trong rất nhiều khía cạnh. Những ngày này tôi sống một cuộc sống yên tĩnh của giới trung lưu tại một thành phố cỡ vừa trông giống rất nhiều thành phố khác khắp đất Mỹ. Tôi làm những công việc lặt vặt ở các trung tâm vào ngày cuối tuần. Tôi làm việc hơi quá sức, và tôi khó ngủ.
Khi tôi không hành động một cách nông nổi, thì việc gì tôi làm cũng có mục đích. Những thứ như vẻ bề ngoài là dễ thao túng nhất. Móng tay tôi được cắt tỉa cẩn thận và lông mày lúc nào cũng hoàn hảo. Dạo gần đây tôi để mái tóc đen của mình dài quá vai. Nó mềm mại và tinh tế theo cách rất hợp thời trang. Những đặc điểm dễ chịu của mái tóc chạm nhẹ vào hàng lông mi đóng vai trò trung hòa sự dữ dội trong đôi mắt tôi, chúng lóe sáng và lấp lánh ánh phản chiếu của những mảng hổ phách sắc cạnh như răng cưa, như thể thứ gì đó đã vụn vỡ ngay từ lần đầu tiên chúng nhìn ra thế giới này. Chúng săm soi và không khoan nhượng.
Tôi nên nói một vài điều về trí tuệ của mình, điều mà tôi cho rằng là một trong những chủ đề nan giải nhất. Trong khi phần lớn mọi người bị ép phải chấp nhận vẻ bề ngoài kém cỏi, họ hiếm khi nghĩ như thế khi nói đến trí tuệ bên trong, tính chất bí ẩn và biến hóa khôn lường khiến nó cho phép người ta tự lừa dối bản thân mình. Kể cả một kẻ bỏ học muốn nghĩ rằng anh ta có thể trở thành Steve Jobs nếu anh ta chọn theo đuổi khoa học máy tính chứ không nghiện ma túy đá.
Tôi nghĩ rằng tôi khá thực tế về trí tuệ của mình. Tôi có lẽ thông minh hơn bạn, bạn đọc thân mến, nhưng tôi biết rằng trong một số trường hợp hiếm hoi thì điều này không đúng. Tôi chấp nhận rằng có rất nhiều kiểu thông minh khác hơn là sức mạnh thuần túy của não bộ ( cái này tôi tất nhiên có rất nhiều), nhưng tôi không cần phải ngưỡng mộ tất cả. Hơn là thế, tôi tin rằng, trí tuệ có giá trị được đặc trưng bởi khả năng nhận biết môi trường xung quanh một cách bẩm sinh và vượt trội cùng với khát khao học hỏi. Loại này khá hiếm trong dân số nói chung. Tôi nhận ra tôi thông minh hơn những người khác từ khi còn rất trẻ, và ngay lúc đó tôi cảm thấy vừa chiến thắng vừa bị cô lập.
Không phải lúc nào cũng có lời giải thích cho việc cái gì đã tách biệt những người như tôi ra khỏi xã hội. Nhân cách bệnh lý không thể chỉ được chẩn đoán hoàn toàn dựa trên hành vi của một người mà còn phải tập trung vào những động lực bên trong của họ. Lấy ví dụ như việc tôi cố dìm chết một con ốp-pốt. Bản thân hành vi đó, không phải là một hành động mang tính chất bệnh lý về nhân cách. Giết một con vật nhỏ nhắn, dễ thương có thể là độc ác hoặc tàn bạo (sadistic), nhưng không nhất thiết như thế mới là mang tính chất nhân cách bệnh lý. Trong trường hợp của tôi, đó chỉ đơn giản là một giải pháp mà thôi. Đó là một hành động trong sự bình tĩnh.
Tôi để con ốp-pốt nhỏ chết một cái chết từ từ khủng khiếp, nhưng tôi không cảm thấy điều đó hợp lý về mặt đạo đức. Nhưng tôi không nghĩ cần biện minh gì cho bản thân cả. Tôi không thấy buồn hay hạnh phúc gì về việc đó. Tôi chẳng có khoái cảm gì từ sự đau đớn của con thú; tôi còn chẳng quan tâm. Tôi không cảm thấy một thôi thúc nào mạnh mẽ hơn là việc giải quyết vấn đề của mình bằng cách đơn giản nhất. Tôi chỉ quan tâm đến bản thân mình thôi. Chẳng có mấy cơ hội mà con thú có thể gây hại nếu tôi cứu nó, nhưng tôi chẳng được lợi gì nếu tôi làm thế. Và nói gì thì, chẳng có lợi ích gì nếu tôi giết nó; hồ bơi có thể sẽ bị bẩn bởi chất thải của con ốp-pốt trong lúc nó đau đớn sắp chết. Mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu tôi hủy bỏ những kế hoạch của mình và chờ đợi một cái chết không thể tránh khỏi.
Thay vì dựa trên hành động, tôi nghĩ rằng điều khiến các sociopaths khác biệt với những người xung quanh là động lực, thôi thúc bên trong và những lời chúng tôi tự nói với bản thân về cuộc sống nội tâm. Sociopaths không bao gồm những yếu tố như tội lỗi hay trách nhiệm đạo đức trong những suy nghĩ diễn ra trong đầu họ, chỉ có lợi ích cá nhân và sự phòng vệ. Tôi dựa vào chi phí – lợi ích để đưa ra lựa chọn, không phải những giá trị đạo đức. Thật tình mà nói, sociopaths không bị ám ảnh bởi quyền lực, chơi và chiến thắng những trò chơi, xoa dịu sự nhàm chán của họ, và tìm kiếm niềm vui. Các câu truyện của tôi thường tập trung vào sự thông minh của bản thân hay cách tôi đã xử lý một tình huống tuyệt vời như thế nào.
Tương tự như vậy, tôi thích tưởng tượng rằng tôi đã “hủy hoại con người” hoặc quyến rũ ai đó đến mức mà họ không thể quay đầu lại được. Những câu chuyện tôi tự kể với chính mình để giải thích những hành động đó thường mang tính tự phóng đại bản thân. Tôi dành rất nhiều thời gian bóp méo hiện thực trong đầu để khiến mình trở nên thông minh và quyền lực hơn. ( Sociopaths thường rất trơ với sự trầm cảm, do năng lực tự kể cho bản thân những câu chuyện tuyệt vời về việc chúng tôi đã thông minh, không ngoan và hấp dẫn như thế nào, và tin vào những điều đó, thật sự có ích). Trường hợp duy nhất mà tôi cảm thấy xấu hổ hay bối rối là khi ai đó đã chơi đẹp hơn tôi. Tôi không bao giờ lúng túng vì ai đó có thể nghĩ xấu về mình, chỉ cần tôi biết rằng trong một vài nước cờ tôi đã khiến họ như những tên ngốc hoặc cao tay hơn họ.
Người bình thường có những cảm xúc mà tôi đơn giản không có. Đối với họ, cảm xúc cũng giống như cảm giác tội lỗi , có chức năng như những con đường tắt tiện lợi, nói với con người khi nào họ đang vượt quá những ranh giới xã hội hay đạo đức mà đáng lẽ họ nên chỉ đứng nhìn. Và nó chắc chắn không phải thứ giữ con người ta không giết người, trộm cắp hay dối trá. Thật sự, cảm giác tội lỗi thường không thành công trong việc ngăn cản những hành động đó. Điều đó lý giải tại sao sự thiếu cảm giác tội lỗi không khiến cho sociopaths trở thành những tên tội phạm. Chúng tôi có những phương pháp khác để giữ bản thân trong giới hạn. Sự thật là, vì cảm giác tội lỗi không điều khiển khả năng ra quyết định của chúng tôi, chúng tôi ít cảm thấy những định kiến về mặt cảm xúc và có nhiều tự do trong suy nghĩ và hành động hơn.Ví dụ như, tôi không cảm thấy cần thiết phải lôi bản thân vào và đưa ra những phán xét về mặt đạo đức trong việc bà cụ có nên được đền bù hay không. Tôi thích nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn khi tôi giúp bà do trường hợp của bà đặc biệt ,vì sự thiếu hụt cảm xúc của tôi.
Những nghiên cứu gần đây cho rằng tình cảm và những phản ứng theo cảm tính đóng một vai trò chủ đạo trong những phán xét về mặt đạo đức và tính hợp lý của những cảm xúc đó chỉ là thứ đi kèm theo. Bộ não của con người là một nhà máy sùng đạo, và một phần công việc của nó là hợp lý hóa những cảm xúc về đạo đức. Đưa ra quyết định dựa trên lý trí không phải là thất bại, nhưng cũng chẳng phải tội lỗi hay cần hối hận. Cả socipath lẫn những người biết cảm thông –“empaths”– đều không thể độc đoán về thế nào là hành vi xấu.
Có điều gì đó không đúng khi yêu cầu người ta phải giả vờ cảm thấy hối hận. Có ai từng tự hỏi rằng sociopaths toàn là những kẻ dối trá hay không? Thực sự chẳng có lựa chọn nào khác cho họ, vì khi họ thể hiện cảm xúc thật sự ( hoặc họ thiếu chúng ) và nói ra những lời từ trong đáy lòng đồng nghĩa với việc vào tù thêm chút đỉnh, khiến họ được nhìn nhận như những kẻ chống đối xã hội, hoặc một cơ số những hậu quả tiêu cực khác, đơn giản chỉ vì họ không có thế giới quan giống như phần lớn con người.
Sống trong một thế giới của những empath khiến tôi cảm nhận rõ rệt được mình khác biệt đến như thế nào. Trong tiểu thuyết Phía Đông vườn Địa đàng của John Steinbeck, ông đã miêu tả một nhân vật mang nhân cách bệnh lý, Cathy:
“ Kể cả khi nó là một đứa trẻ, nó có một điều gì đó khiến người khác nhìn vào, rồi quay đi, rồi lại quay lại nhìn, lúng túng vì thứ gì đó xa lạ. Có điều gì đó phát ra từ đôi mắt nó, và không có ở đó nữa khi người ta quay lại . Nó bước đi trong im lặng và ít nói, nhưng nó không thể bước vào một căn phòng mà không làm mọi người quay lại phía mình.”
Giống như Cathy, luôn có một thứ cảm giác kỳ lại từ tôi. Như một người bạn sociopath của tôi đã kết luận: ”Con người, dù có ngu ngốc đến như thế nào, dù không thể chạm vào, nhưng bằng cách nào đó họ biết có gì đó không đúng.”
Đôi khi tôi cảm thấy như mình đang trong phim Cuộc xâm lăng của người nhân bản và chỉ cần lỡ lời hay có bất cứ dấu hiệu nào rằng tôi khác biệt sẽ đều khiến tôi bị nghi ngờ. Tôi bắt chước cách người ta tương tác với nhau, không phải để lừa họ mà để lẩn trốn giữa họ. Tôi trốn tránh vì tôi sợ việc mình bị phát hiện sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực không thể đoán trước kiểu như bị gán cho một chứng rối loạn tâm lý mà người ta cho là xấu xa. Tôi không muốn bị sa thải hay bị cách ly khỏi con cái của mình hoặc bị tống vào trại chỉ vì những người khác không hiểu nổi tôi. Tôi trốn tránh vì xã hội đã khiến tôi gần như không thể làm ngược lại.
Tôi có làm bạn thấy căm ghét không?
Tôi không nhất thiết phải là một kẻ tàn bạo. Tôi đôi khi cố ý khiến người khác tổn thương, nhưng không phải tất cả chúng ta đều như vậy? Có vẻ như mối nguy hại lớn nhất là việc thường xuyên bị tổn thương bởi tình cảm- tên chồng cũ cáu kỉnh không muốn ai chạm vào vợ mình nếu hắn không thể, kẻ cuồng tín có vũ trang sẵn sàng chết vì lý tưởng, người cha yêu con gái của mình quá mức cần thiết. Sẽ không có kiểu đe dọa xuất phát từ tình yêu quá mức thừa thãi này từ tôi.
Dù như vậy, tôi vẫn cố gắng hòa nhập với những người xung quanh mà tôi cảm thấy thân thiết nhất. Tôi cố ý khiến họ không nhận ra rằng lúc nào tôi cũng tỉ mỉ cân nhắc giá trị của họ đối với bản thân, vì tôi biết rằng họ sẽ tổn thương vì những thứ như vậy. Hậu quả của những tổn thương đó khiến tôi khó chịu bằng những hình thức như giữ lại những đặc quyền hoặc rút lại những ưu đãi xã hội – bạn bè và thậm chí cả gia đình rất khoan nhượng đối với những hành vi tồi tệ cho đến khi họ bắt đầu không làm thế nữa – nên tôi đã rèn luyện bản thân để hành sử với “sự nhạy cảm” đối với cảm xúc của họ giống như phần lớn các bạn đều làm, bằng cách uốn lưỡi vào trong và săn sóc những ý tưởng khờ dại của họ về bản thân và cả thế giới. Tất nhiên tôi tàn nhẫn với kẻ thù của mình, nhưng đó cũng là một bản năng thường thấy của con người mà thôi.
—————————End of chap 1- part 2——————————
* Note:
Hình minh họa là Benedict Cumberbatch trong vai Sherlock Holmes- nhân vật thám tử nổi tiếng trong tiểu thuyết của Sir Arthur Conan Doyle. Có một số nhận định cho rằng nhân vật này là một Sociopath.
Xem phim đi các bạn, không phí thời gian đâu.

Leave a comment