Khác · Sách dịch

[Sách dịch] Confessions of a sociopath (M.E.Thomas)- Chương 2 phần 2


Chương 2: CHẨN ĐOÁN : SOCIOPATH (p2)
(M.E.THOMAS)
bladreunner2
Nhiều năm đã trôi qua kể từ lời tự chẩn đoán tạm thời cho khoảng thời gian hồi tưởng của bản thân tôi sau khi bị đuổi việc. Ngay khi “sociopath” đã đi vào ý thức của tôi và sự thỏa mãn ban đầu về việc đã tìm được một cái mác cho bản thân nhạt nhòa dần đi, tôi bắt đầu đối xử với bản thân bằng một sự ngu ngốc hời hợt, một kế sách thú vị nhưng không hề phù hợp, cho đến khi tôi thực sự quên nó đi. Nhưng khi cuộc sống rung chuyển xung quanh tôi, tôi biết rằng mình không thể tiếp tục sống như trước đây được nữa, thừa nhận rằng tôi khác biệt nhưng lại lơ đi sự khác biệt. Tôi đã rất tuyệt vọng tìm những câu trả lời đến mức tôi phải đi tìm một nhà tâm lý trị liệu, nhưng bà ta chẳng khác gì một món đồ chơi để tôi vui đùa, và thậm chí lúc đó, bà ta quá đắt đỏ so với sự thỏa mãn hạn chế mà những buổi trị liệu mang đến cho tôi. Nhưng qua những buổi trị liệu đó, tôi đã nhớ lại kỳ thực tập sinh mùa hè năm nào và lời chẩn đoán “sociopath” bâng quơ. Tôi cảm thấy có câu trả lời cho bản thân mình ở đó, nên tôi quyết định đọc một quyển sách có bản đầy đủ trên mạng, tác giả của nó là cha đẻ của những nghiên cứu về chứng thái nhân cách (psychopathy) hiện đại, Dr. Hervey Cleckley.
Cleckley, trong cuốn sách gây tiếng vang lớn Mặt nạ của kẻ thái nhân cách, xuất bản lần đầu tiên năm 1941, miêu tả về hồ sơ cá nhân của những tính cách ông gọi là “psychopath”, nhưng bây giờ chúng ta thường gọi đến như là các sociopath. Cleckley giải thích rằng một psychopath cực kỳ khó để chẩn đoán, vì chức năng thần kinh của họ là hoàn toàn nguyên vẹn, cũng như khả năng hoạt động như một con người bình thường trong xã hội, đặc biệt còn có thể là một kẻ thành đạt. Cleckley đã viết:
“Một psychopath không những có lý trí và suy nghĩ không vướng ảo tưởng, anh ta còn có thể tương tác với những cảm xúc bình thường. Dã tâm của anh ta được nhìn nhận như sự nhiệt tình tích cực. Niềm tin của anh ta gây ấn tượng với cả những kẻ quan sát đầy hoài nghi và cố chấp. Khi ai đó thể hiện sự quan tâm đến anh ta, anh ta có thể phản ứng với đầy đủ cảm xúc, và khi nói chuyện cùng vợ, hay những đứa con, hay bố mẹ của anh ta, anh ta hiện lên như một người đàn ông thấu hiểu với những phản ứng ấm áp của một con người, có khả năng hoàn toàn tận tâm và trung thành.”
Theo Cleckley, psychopath là những người chống xã hội nhưng lại có khả năng tuyệt vời trong việc tỏ ra hòa nhập với xã hội – nhìn như thể đang cảm nhận, mong muốn, hy vọng và yêu thương giống bất cứ ai. Họ tồn tại gần như không thể phân biệt trong xã hội. Sự thật là, các psychopaths giỏi rất nhiều thứ mà những người bình thường không làm được. Hình mẫu psychopath của Cleckley quyến rũ đến không bình thường và cực kỳ thông minh. Anh ta không thể lay chuyển và hoạt ngôn, giữ bản thân bình tĩnh dưới áp lực. Tuy nhiên, dưới “bức mặt nạ của sự bình thường”, lại là một kẻ dối trá, một kẻ thích thao túng, một con người không quan tâm đến những nghĩa vụ của mình và cảm thấy ít hoặc không có ý thức trách nhiệm. Anh ta thú vị vì anh ta hoạt bát, hay thay đổi, và có vẻ sẽ lặp đi lặp lại một lỗi lầm rất nhiều lần. Tính ái kỷ khiến anh ta không thể tạo nên những mối liên kết về mặt cảm xúc, và anh ta có xu hướng lăng nhăng. Thế giới cảm xúc của riêng anh ta có đặc điểm là nghèo nàn các cảm xúc tự nhiên. Cleckley thừa nhận rằng bộ tính cách riêng biệt này có thể khiến một psychopath thích hợp để thành công trong những nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh ,hoặc phạm pháp.
Không ở đâu tôi lại có thể nhận ra mình nhiều hơn là bên trong những hồ sơ bệnh án của Cleckley, thứ mà đã có từ nửa thế kỷ trước. Quan quan sát hàng trăm bệnh nhân, Cleckley đã liệt kê ra cái mà ông tin là 16 đặc điểm hành vi then chốt định nghĩa tính thái nhân cách. Phần lớn những đặc điểm này hiện nay vẫn được dùng để chẩn đoán các sociopaths/psychopaths và những chứng rối loạn nhân cách chống xã hội khác. Chúng bao gồm những điều sau đây:
· Cực kỳ quyến rũ và có trí thông minh trên mức trung bình
· Không có ảo giác hay dấu hiệu của những suy nghĩ không hợp lý
· Thiếu cảm giác lo lắng hoặc các biểu hiện bất ổn thần kinh
· Không đáng tin cậy
· Thiếu thành thật và giả dối
· Thiếu cảm xúc hối hận và xấu hổ
· Hành vi chống xã hội không đầy đủ động cơ
· Đánh giá kém và thất bại trong việc học hỏi thông qua kinh nghiệm
· Vị kỷ và không có khả năng yêu thương
· Nói chung khá nghèo nàn về các phản ứng tình cảm
· Đặc biệt thiếu cái nhìn sâu sắc
· Sự không đáp ứng trong những mối quan hệ liên nhân
· Hành vi kỳ quái và không đoán trước khi uống rượu và đôi khi vào lúc không uống rượu.
· Nguy cơ tự tử là rất thấp
· Đời sống tình dục không cá nhân, tầm thường và không liên kết
· Thất bại trong việc theo đuổi các kế hoạch cuộc sống.
Nếu bạn đã từng nhận ra mình trong horoscope và nghĩ rằng :”Này, có lẽ có cái gì hay ho với đống chiêm tinh học này ha?”, rồi bạn sẽ hiểu cảm giác của tôi khi bắt gặp cuốn sách của Cleckley. Không phải tất cả mọi điều đều đúng, nhưng rất nhiều thứ trùng khớp, và nói chung, chính xác đến đáng sợ. Sự thiếu phương hướng sống của tôi, cách đối xử lạnh nhạt của tôi với bạn bè, sự mất khả năng tập trung vào công việc – những đặc điểm thái nhân cách đó chính là cơ sở cho những rắc rối của tôi đã được phơi bày. Tôi đặc biệt ngạc nhiên bởi các miêu tả của ông về bệnh nhân của mình, một vài trong số đó giống tôi đến mức tưởng như ông đang viết về tôi cũng nên. Có một phụ nữ, Anna, sở hữu một bản miêu tả giống như là phiên bản trong tiểu thuyết của tôi vậy:
“Chẳng có gì quá hoành tráng về cô ấy, nhưng khi cô bước vào phòng bạn cảm thấy như cô ấy xứng đáng nhận được sự chú ý mà cô ngay lập tức có được. Cô ấy, bạn có thể nói ra mà không thấy líu lưỡi, khá là ưa nhìn , nhưng  không quá xinh đẹp giống như hầu hết những người phụ nữ khiến người khác ấn tượng đến nỗi đem ra so sánh. Giọng cô sắc bén, mang âm điệu của người Anh, luôn luôn phát ra âm “r’s” và “ing’s” và thường nói “been” như người Luân Đôn. Với một cô gái lớn lên ở Georgia, cách nói năng như thế sẽ gây được thiện cảm. Nhưng không chỉ đặc điểm này đã đóng góp một phần lớn cho cái cảm giác dễ chịu mà cô luôn tạo được đối với những ai gặp cô. “Ngây ngô “có rất nhiều nội hàm không phù hợp để có thể sử dụng để nói về sự xuất hiện tao nhã và duyên dáng này, nhưng khá là khó để nhớ lại buổi gặp mặt đầu tiên của chúng tôi mà từ đó không nhảy ra trong đầu, với những ngụ ý đầy tươi mới, chất phác, và thẳng thắn của nó.”
Rõ ràng Cleckley có thiện cảm với cô. Tôi yêu cái cách mà ông miêu tả phong cách của cô ấy: giọng nói, sự thuần hậu, sự trẻ trung bất tử, sự thu hút hơn hẳn cái đẹp thông thường, sự thông minh và sức quyến rũ của cô. Những điều đó cũng miêu tả con người tôi. Cô ấy yêu thích Anh em nhà Karamazov, nhưng sau đó Cleckley cho rằng Anna không có thị hiếu về trí thức và định kiến rằng nó đi cùng với “trí tuệ” điển hình do kết quả của giáo dục và sự lớn lên, đối xử với báo lá cải và âm nhạc của những nhà soạn nhạc người Nga với cùng một niềm yêu thích. Một lần nữa, ông ấy lại có vẻ như đang viết về tôi. Cleckley tiếp tục kể Anna đã đi dạy từ thiện cho những lớp Chủ nhật như thế nào, tình nguyện viên cho Hội chữ thập đỏ, và bị cuốn vào những mối quan hệ đồng tính lộn xộn, một lần là với một người y tá sau khi cô được chăm sóc chu đáo trong một lần phải vào viện. Những thứ đó quá giống với cuộc sống của tôi, từ những việc không đáng kể như dạy học vào Chủ nhật hay trở thành một bệnh nhân kiểu mẫu ở bệnh viện cho đến những thứ nổi bật hơn như đời sống tính dục làng nhàng. Tôi đã rối trí.
Cleckley đã giải thích rõ ràng tại sao ông tin là Anna phù hợp với những tiêu chí của mình, cơ bản là vì sự thiếu cảm giác hối hận và lối sống bốc đồng, nhưng nó cũng khá rõ ràng rằng cô không phải là tổng hợp cho tất cả các đặc điểm mà ông đã đưa ra. Cô ấy là một con người. Và không phải bảng danh mục của ông đã định nghĩa con người tôi khi tôi đọc cuốn sách đó; mà là những người xung quanh tôi. Thậm chí ngay cả Cleckley cũng thừa nhận rằng danh mục của ông chỉ là một sự khái quát hóa tại sao những người như thế lại giống nhau – mặc dù họ có khác biệt trời vực trong giáo dục, bối cảnh, vị thế kinh tế xã hội, tiền án tiền sử, vân vân– và đặc biệt khác biệt với phần còn lại của thế giới. Tôi có thể biện minh cho việc tôi có thể không mắc vào tiêu chí “không đáng tin cậy”, nhưng tôi không thể phủ nhận có một sự đồng nhất đáng chú ý giữa tôi với các bệnh nhân của Cleckley.
Cuốn sách của Cleckley trở nên cực kỳ nổi tiếng, đi xa hơn cả nhóm độc giả chỉ đơn thuần quan tâm đến học thuật hay y học. Ông đã hiệu chỉnh bản sách một vài lần, cố gắng tạo ra một hồ sơ gần như đầy đủ nhất của một psychopath trong cuộc sống hiện đại. Cleckley hiểu rằng psychopath và sociopath, dù đôi lúc hoặc thường xuyên dính dáng vào những hành vi mang tính chất nhân cách bệnh lý, nhưng cũng có thể sống mà hoàn toàn không bị phát hiện, thích nghi với môi trường xung quanh tốt đến nỗi có thể được nhìn nhận như người bình thường, thậm chí là có đóng góp cho xã hội.
Vì Cleckley nhận ra rằng có những sociopath trong thế giới này, hoặc không tham gia vào những hành vi phạm tội, hoặc quá thông minh để có thể bị bắt, nghiên cứu của ông, vốn bắt đầu từ những bệnh nhân nam trong các bệnh viện tâm thần đã trở nên rộng lớn hơn, bao gồm cả phụ nữ, thanh niên, và những người chưa bao giờ bị tống vào trại. Rất nhiều trong số những đối tượng sau đó của ông, giống Anna, đã học được cách chung sống tương đối bình thường giữa những người khác. Từ kinh nghiệm của riêng mình, tôi chắc chắn rằng, nếu Cleckley đã từng đến những lớp học của các trường luật và văn phòng của những công ty luật lớn hiện nay, ông đã có thể tìm được rất nhiều đối tượng phù hợp.
Giờ tôi đã biết rằng tôi không chỉ có một mình, rằng có rất nhiều người giống tôi đang ở ngoài kia, tôi muốn biết nhiều hơn về chính chúng tôi.
“ Y nhìn chằm chằm vào những vật thể xung quanh , cứ như y không thể ngay lập tức hòa mình vào đám đông đó. Rõ ràng, những tiếng cười thoáng qua nơi hội chợ đã thu hút sự chú ý của y, thứ mà y có thể dập tắt chỉ bằng một ánh nhìn, và ném nỗi sợ hãi vào trong những lồng ngự nơi sự vô ưu trị vì. Những kẻ cảm thấy được nỗi sợ hãi này, không thể lý giải nổi nó đến từ đâu: vài kẻ cho rằng đó là do đôi mắt chết chóc màu xám, thứ mà, kiên định nhìn thẳng vào gương mặt của đối phương, dường như không len lỏi và ngay lập tức xuyên qua đến tận tâm can, mà rơi trên gò má với một tia chậm chạp đè nặng lên da thịt nơi nó không thể luồn qua. Phẩm chất của y khiến y được mời đến mọi căn nhà, ai ai cũng muốn gặp mặt y; và những kẻ đã quen thuộc với cảm giác hưng phấn  đầy bạo lực, mà giờ đây lại cảm thấy sức nặng của nỗi buồn chán, rất vui lòng khi thứ gì đó hiện diện mà có thể hớp đi sự chú ý của họ.”
– JOHN WILLIAM POLIDORI, The Vampyre.
Năm 1819, John William Polidori đã viết một cuốn tiểu thuyết với tên gọi The Vampyre, lấy cảm hứng từ Lord Byron, thứ đã mở ra một cơn sốt ma cà rồng suốt Châu Âu vào thế kỷ thứ 19 và gây ảnh hưởng đến Bram Stoker và những hình tượng ma cà rồng hiện đại. Nhân vật chính của bộ tiểu thuyết viết bởi Polidori được xây dựng từ chính Byron-hoang-đàng. Ma cà rồng len lỏi vào xã hội thượng lưu của Luân Đôn và quyến rũ bất cứ ai với tính cách bí ẩn và trái ngược của mình. Đi theo một quý ông trên con đường nam tiến qua Rome và Hy Lạp, y lôi kéo và hãm hại những phụ nữ trẻ, mà người đồng hành của y không hề hay hay biết, chỉ để sau đó ông ta chết đi trong một vụ giết người rất hiển nhiên. Một năm sau, con ma cà rồng lại xuất hiện ở Luân Đôn, nơi y quyến rũ và lấy chị gái của người bạn đồng hành làm vợ, khiến cô ta chết vì khô máu trên chiếc giường tân hôn.
Xinh đẹp và nguy hiểm, ma cà rồng chiếm vị trí đặc biệt như một con quái vật hấp dẫn. Y không loạn trí hay hoang dại, sự thật là, tính cách của y vượt trội hơn hẳn những người y gặp. Phong thái của y quyến rũ và khôn khéo, đôi mắt y trống rỗng nhưng khiến người say đắm. Sự thiếu hụt của y thu hút những nạn nhân và đặc tính của y khiến họ chìm sâu, trong khi y nhìn họ như những đồ vật. Ma cà rồng không khao khát sự tồn tại cô độc của mình; y đơn giản là sống sao cho đáng với nó nhất, không thể làm khác được. Y uống máu vì nó khiến y thỏa mãn; y đùa cợt con người vì nó khiến y phấn khích. Tâm hồn của y không thể nghỉ ngơi. Ma cà rồng gothic hiển nhiên là một sociopath, lôi cuốn và tinh tế, một con thú săn mồi đi bộ giữa chúng ta mà không bị phát hiện. Những huyền thoại của y bắt đầu từ thời trung cổ và có gốc rễ trong tinh thần Slavic, dựa trên một sự tách biệt rõ ràng giữa thân thể và linh hồn. Một tâm hồn không trong sạch khiến ma cà rồng trỗi dậy, thứ tiếp tục tồn tại trái với tự nhiên và không có điểm kết thúc.
Sociopath đã tồn tại từ rất lâu, luôn luôn ở bên lề xã hội. Chúng tôi tồn tại trong mọi văn hóa. Theo một nghiên cứu về nhân chủng học năm 1976 của Jane Murphy, những thành viên của bộ tộc Yoruba tại Châu Phi đã gọi những linh hồn lạnh lẽo là arakan :“nghĩa là một người luôn luôn đi theo con đường riêng của mình mà không quan tâm đến người khác, người mà không hợp tác, kiêu ngạo, và mang ác ý”. Những người Inuit nói tiếng Yupik lại biết đến những thành viên mang nhân cách bệnh lý của bộ tộc họ như những kunlangeta, được miêu tả rằng “tâm hồn anh ta biết phải làm gì nhưng anh ta không làm điều đó” ; anh ta là một người mà “thường xuyên nói dối và lọc lừa và trộm đồ và….lợi dụng tình dục với rất nhiều phụ nữ – người không quan tâm đến những lời khiển trách và luôn luôn bị mang đến trước mặt các bô lão do bị trừng phạt.” Khái niệm về một cá nhân có năng lực thần kinh đủ để hiểu các nguyên tắc xã hội nhưng lại từ chối làm theo chúng là chìa khóa cho chẩn đoán y khoa của ngành tâm lý bệnh học ngày nay.
Cho nên, trong khi rõ ràng là những người như tôi tồn tại trong rất nhiều nền văn hóa khắp thế giới, xã hội hiện đại lại thích gán những biển hiệu rõ ràng cho con người: Bạn có phải là một sociopath không? Hay là cái gì khác.
Trong bộ phim khoa học viễn tưởng Blade Runner, những sociopath là những người nhân bản, máy móc mang hình dáng con người đã trốn thoát khỏi trái đất và bị truy đuổi bởi Harrison Ford và trong thế giới tiền tận thế đầy bụi bặm của anh ta. Những người nhân bản giống-con-người chỉ có thể được xác định thông qua một chuỗi câu hỏi kích phát cảm xúc. Trong bộ phim, Harrison Ford không thể cưỡng lại làn da quyến rũ của Sean Young và đôi môi trái tim hoàn hảo của cô, cho dù đã biết cô là một vật nhân tạo – nghĩa là cô ta không hề cảm thấy sự đồng cảm bất chấp anh ta có thể nhìn được gì trong đôi mắt to, có hồn của cô.
Tôi nhớ đã từng xem bộ phim khi còn là một cô bé, bị hớp hồn bởi tư thế đĩnh đạc của Sean Young và mô hình văn phòng tương lai. Thậm chí sau đó tôi cảm thấy chắc chắn rằng tôi sẽ sống sót tốt trong thế giới khắc nghiệt của họ, và tất cả những điều như kiểu neon rải rác khắp nơi và khí độc sẽ làm nơi đó là một thế giới khó khăn cho những kẻ yếu đuối phải duy trì sự sống, và những kẻ mạnh như tôi sẽ là bá chủ. Tôi tưởng tượng mình đang chạy quanh và chống trả ở Trung Quốc, lướt đi như tên bắn trong ngõ hẻm với máy bay của mình. Trớ trêu thay, đương nhiên rồi, đó là trong suốt khoảng thời gian trưởng thành của mình tôi đã tự nguyện trốn tránh những câu hỏi chẩn đoán đó – rằng rồi tôi cũng sẽ bị những bài test thiết kế để đo tính người khám ra sự thiếu nhân tính của mình.
Ví dụ về Blade Runner là một so sánh thú vị vì trọng tâm của nó là về nhận dạng, không phải chẩn đoán. Những người nhân bản thực sự là “những kẻ khác” và được cho rằng là nửa con người; do đó không có sự ràng buộc đạo đức nào về việc họ sẽ trở thành cái gì, bất chấp những bằng chứng cho thấy rằng thế giới nội tâm của họ cũng giàu có như của con người. Tương tự như vậy, thậm chí những giáo sư về sức khỏe như Martha Stout, khoa Y học Đại học Harvard và là tác giả của cuốn sách The Sociopath Next door; chỉ nói đến “nhận diện” các sociopath, ngược lại với chẩn đoán. Lời nhắn rất rõ ràng: Những người đó là sociopath, họ không phải những người có tính cách bệnh lý. Chẩn đoán là cho những người có thể chữa trị. Vì không có một liệu pháp nào hiệu quả cho sociopath, chỉ còn lại câu hỏi làm sao đối phó với vấn đề sociopath. Trong Blade Runner, xã hội đã đi đến một quyết định dứt khoát với số phận của những sinh vật không- có- sự- đồng- cảm mà nó sáng tạo ra.
——————————End of chap 2 -part 2—————————
*Note:
1.Về hai khái niệm sociopath và psychopath, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:
2 .The Mask of Sanity – Dr Hervey M. Cleckley : http://www.cix.co.uk/~klockstone/sa…
3. The sociopath next door – Martha Stout :
4. Ảnh bìa : Blade Runner (1982)
5. Tinh thần Slavic: Liên quan đến thần thoại Slavic, một nhóm chủng tộc hiện nay cư trú trên khắp châu Âu

Leave a comment